Downloadsachmienphi.com

Giếng Thở Than

Giếng Thở Than - M. R. James
Giếng Thở Than –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Giếng Thở Than –

Mục đích của một truyện ma hay là để cho máu ta lạnh cứng một cách thích thú, và đó là điều mà M.R.James đã đạt được hoàn toàn trong những câu chuyện tuyệt vời của ông. Khung cảnh gây ám ảnh nhất mà ông thích chính là những ngôi nhà, khu vườn thôn dã nước Anh, mạn bắc của nghĩa địa nhà thờ, mê cung cây thủy tùng trong “Ông Humphreys và địa sản thừa kế” và chuyến hành trình khó quên trên tàu trong “Quãng những chữ Runes”. Trong mỗi truyện, ông đều có một nhân quan chú ý đến từng chi tiết, xoắn bện đầy những tưởng tượng, và một giọng trần thuật tao nhã, làm ta yên lòng…

GIẾNG THỞ THAN gồm ba mươi truyện ma kinh điển kể về một thế giới ma mị ám ảnh của Montague Rhodes James – cha đẻ của thể loại truyện ma hiện đại.

Montague Rhodes James (1862-1936), hiệu trưởng Đại học Hoàng gia ở Cambridge, là một học giả nổi tiếng về thời Trung cổ, ông cũng là nhà khảo cổ và là một chuyên gia về các tác phẩm ngụy tác Kinh thánh.

M.R.James cũng là tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh. Về những truyện ma, M.R.James viết chừng bốn mươi truyện (trong đó có nhiều truyện chưa hoàn chỉnh) và in trong các tập như: Những truyện ma của một nhà khảo cổ (1904), Thêm truyện ma nữa (1911), Một con ma gày và những kẻ khác (1919), Cảnh cáo cho kẻ tò mò (1925) và Tuyển tập truyện ma của M.R.James (1931). Trong số đó có những truyện rất nổi tiếng như Quãng các chữ Runes và Còi ơi, ta sẽ đến với mi, Chú bé của ta. James cũng viết các truyện thần tiên cho trẻ em, như cuốn Năm cái bình (1922).

M.R.James sinh tại Goodnestone Parsonage ở Kent năm 1862, địa phận mà cha của ông làm phó giám mục. Từ khi còn nhỏ tuổi, James đã có thiên hướng mê thích sách vở và thường miệt mài nghiền ngẫm những tập sách cổ trên giá thư viện hơn là chơi đùa với những lũ trẻ khác. Khi lên sáu, James ốm nặng vì bị viêm phế quản và, trong khi dưỡng bệnh, cậu đã mong ước được xem cuốn kinh thánh thế kỷ mười bảy bằng tiếng Đức của một người bạn cha cậu, giám mục Ryle. Cuốn sách đã được gửi đến cho cậu và cậu, như được kể lại, đã nhỏm dậy trên giường bệnh, say mê lật giở hết trang này đến trang khác.

Mặc dù là một học giả rất lớn của thời bấy giờ, song hiện nay chính nhờ những truyện ma mà M.R.James được nhớ đến nhiều nhất.

M.R.James được đánh giá là cha đẻ của các thể loại Truyện ma hiện đại, ngay cả những tên tuổi lừng lẫy như J.Sheridan Lefanu hay L.P.Hartley cũng phải xếp đàng sau. Đã có hẳn những tạp chí như Ghosts & Scholars Magazine (Tạp chí Ma và Học giả) chuyên đăng truyện và khuyến khích các học giả nghiên cứu về những tác phẩm của M.R.James.

St Bertrand De Comminges là một thị trấn hoang tàn trên những đỉnh nhọn của dãy núi Pyrénées, không xa Toulouse là bao, và càng gần Bagnères-de-Luchon. Cho tới Cách mạng, nó vẫn là địa phận của giám mục và có một nhà thờ được một số khách du lịch tới thăm. Vào mùa xuân năm 1883, một người Anh đã tới cái nơi thuộc thế giới xưa cũ này – tôi khó lòng đồng nhất nó với cái tên “thành phố” vì nó chỉ có chưa đến một ngàn dân. Chàng là người của bảo tàng đại học Cambridge, nay đến Toulouse chỉ để thăm nhà thờ St Bertrand và đã để lại tại khách sạn Toulouse hai người bạn kém say mê khảo cổ học hơn chàng, hẹn họ sáng sớm hôm sau sẽ tới gặp chàng. Đối với họ thì chỉ nửa giờ ở nhà thờ là đủ rồi, sau đó cả ba có thể tiếp tục cuộc du hành theo hướng Auch. Nhưng hôm đó anh chàng người Anh của chúng ta đến khá sớm, dự định sẽ ghi đầy cuốn vở ghi chép của mình và chụp hàng chục tấm ảnh để mô tả tất cả các góc của ngôi nhà thờ kỳ diệu cao sừng sững nổi bật trên ngọn đồi nhỏ Comminges. Để thực hiện đầy đủ ý định trên đây, cần phải độc quyền người giữ nhà thờ suốt ngày mới được! Người giữ nhà thờ, nói cách khác, người cai quản giáo đường (tôi thích cách gọi sau này hơn cho dù nó chưa thật chính xác lắm) được bà chủ khá thô lỗ của quán Chapeau Rouge gửi tới; khi ông ta đến nơi chàng người Anh của chúng ta thấy ngay đây là một đối tượng nghiên cứu thú vị bất ngờ. Không phải là từ vẻ bề ngoài của ông già bé nhỏ, khô khan, mặt mày nhăn nheo, bởi ông ta giống hệt như những người giữ nhà thờ khác ở Pháp, cái hay là ở chỗ ông ta có cái vẻ gì lén lút quái lạ, đúng hơn, như thể bị săn đuổi, bị áp chế, cưỡng bức, lúc nào cũng cứ liếc nhìn phía sau, các bắp thịt ở lưng và vai còng lại, có lẽ chúng liên tục co rút vì bồn chồn, tựa như lo sợ bất cứ lúc nào cũng có thể bị kẻ thù tóm được. Chàng người Anh không hiểu nên xếp ông ta vào loại người bị ảo tưởng ám ảnh hoặc lương tâm tội lỗi cắn rứt, hoặc một ông chồng sợ vợ? Có vẻ như là khả năng cuối cùng, nhưng người ta có cảm giác ông ta sợ một kẻ khủng bố kinh hoàng thì đúng hơn là sợ một bà vợ gây gỗ, lăng loàn.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo